Việc nắm giữ 27,8 triệu cổ phiếu New York Times cho thấy ông Slim đang tin tưởng vào tương lai của tờ báo...
Theo hãng tin Bloomberg, tỷ phú viễn thông người Mexico Carlos
Slim đã trở thành cổ đông lớn nhất của công ty xuất bản tờ báo danh
tiếng New York Times của Mỹ.
Ông Slim đã thực hiện quyền chọn để thâu tóm thêm 15,9 triệu cổ phiếu của công ty báo chí này. Mức giá mà vị tỷ phú phải trả để có được số cổ phiếu này là 6,36 USD/cổ phiếu, chỉ bằng khoảng một nửa so với giá đóng cửa của cổ phiếu New York Times phiên ngày 14/1 là 12,28 USD/cổ phiếu.
Với vụ mua thêm cổ phiếu trên, cổ phần mà Slim nắm giữ trong New York Times tăng lên mức 16,8% cổ phiếu hạng A.
Tỷ phú Slim, người giàu thứ nhì thế giới, đã giành được quyền chọn mua cổ phiếu New York Times sau khi ông cho tờ báo này vay 250 triệu USD vào năm 2009 để giúp tờ báo vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính. Khoản vay này đã được thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi.
Ngoài ra, chênh lệch giữa mức giá mà Slim phải trả trong đợt mua cổ phiếu New York Times vừa rồi với mức giá cổ phiếu này trên thị trường đồng nghĩa với việc ông lãi 94 triệu USD.
Việc nắm giữ 27,8 triệu cổ phiếu New York Times cho thấy Slim đang tin tưởng vào tương lai của tờ báo, ít nhất trên phương diện tài chính, bất chấp độc giả và các nhà quảng cáo đang “chạy” từ báo in sang báo mạng. Kể từ sau khi được Slim cho vay vốn, New York Times đã cải thiện bảng cân đối kế toán, áp phí cho nội dung trên website, và đưa ra những sản phẩm mới trên Internet.
New York Times cho biết, công ty này nhận được 101,1 triệu USD từ việc bán cổ phiếu cho Slim theo quyền chọn. Tờ báo dự kiến sẽ dùng số tiền này để mua lại cổ phiếu hạng A.
Giá trị cổ phần của Slim trong New York Times hiện ở mức 341 triệu USD. Quỹ đầu tư Fairpointe Capital hiện là cổ đông lớn thứ nhì của tờ báo này, với mức cổ phần 9,44%.
Cho dù là cổ đông lớn nhất, vị tỷ phú người Mexico cũng khó lòng giành quyền kiểm soát New York Times nếu ông muốn. Gia đình Ochs-Sulzberger kiểm soát tờ báo này đang nắm hầu hết cổ phiếu có quyền bầu trong công ty.
Năm 2014 là một năm nhiều biến động đối với New York Times cả về hoạt động báo chí lẫn kinh doanh. Vào tháng 5, tờ báo sa thải Giám đốc điều hành, và đến cuối năm, tờ báo cắt giảm hơn 100 nhân sự. Trong vòng 12 tháng qua, giá cổ phiếu New York Times giảm 18%.
Tuy vậy, lượng độc giả đăng ký New York Times trên mạng Internet vẫn tăng trưởng tốt. Tính đến cuối quý 3 vừa qua, mức đăng ký đã đạt 875.000 độc giả, bất chấp lượng phát hành bản báo in tiếp tục giảm. Doanh thu quảng cáo báo mạng của New York Times đã tăng lên, nhưng chưa đủ để bù đắp cho sự giảm sút doanh thu quảng cáo báo in.
Khoản vay dành cho New York Times đã đem lại cho tỷ phú Slim lợi nhuận lớn, cho dù nếu ông không nhận được quyền chọn mua cổ phiếu của tờ báo. Khoản vay này đã được New York Times thanh toán đầy đủ vào năm 2011 với mức lãi 14%/năm. Ngoài ra, vị tỷ phú còn được nhận 2,9 triệu cổ tức từ New York Times.
Nếu cứ giữ mức cổ phần hiện nay trong tờ báo, Slim sẽ được hưởng khoảng 1,1 triệu USD tiền cổ tức mỗi quý.
Cổ phần New York Times chỉ là một khoản đầu tư nhỏ trong “đế chế” khổng lồ của Carlos Slim, trải rộng từ ngành ngân hàng, năng lượng tới bán lẻ. Phần lớn tài sản của Slim đến từ cổ phần chính của ông trong America Movil, nhà mạng viễn thông lớn nhất khu vực Mỹ Latin.
Ông Slim đã thực hiện quyền chọn để thâu tóm thêm 15,9 triệu cổ phiếu của công ty báo chí này. Mức giá mà vị tỷ phú phải trả để có được số cổ phiếu này là 6,36 USD/cổ phiếu, chỉ bằng khoảng một nửa so với giá đóng cửa của cổ phiếu New York Times phiên ngày 14/1 là 12,28 USD/cổ phiếu.
Với vụ mua thêm cổ phiếu trên, cổ phần mà Slim nắm giữ trong New York Times tăng lên mức 16,8% cổ phiếu hạng A.
Tỷ phú Slim, người giàu thứ nhì thế giới, đã giành được quyền chọn mua cổ phiếu New York Times sau khi ông cho tờ báo này vay 250 triệu USD vào năm 2009 để giúp tờ báo vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính. Khoản vay này đã được thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi.
Ngoài ra, chênh lệch giữa mức giá mà Slim phải trả trong đợt mua cổ phiếu New York Times vừa rồi với mức giá cổ phiếu này trên thị trường đồng nghĩa với việc ông lãi 94 triệu USD.
Việc nắm giữ 27,8 triệu cổ phiếu New York Times cho thấy Slim đang tin tưởng vào tương lai của tờ báo, ít nhất trên phương diện tài chính, bất chấp độc giả và các nhà quảng cáo đang “chạy” từ báo in sang báo mạng. Kể từ sau khi được Slim cho vay vốn, New York Times đã cải thiện bảng cân đối kế toán, áp phí cho nội dung trên website, và đưa ra những sản phẩm mới trên Internet.
New York Times cho biết, công ty này nhận được 101,1 triệu USD từ việc bán cổ phiếu cho Slim theo quyền chọn. Tờ báo dự kiến sẽ dùng số tiền này để mua lại cổ phiếu hạng A.
Giá trị cổ phần của Slim trong New York Times hiện ở mức 341 triệu USD. Quỹ đầu tư Fairpointe Capital hiện là cổ đông lớn thứ nhì của tờ báo này, với mức cổ phần 9,44%.
Cho dù là cổ đông lớn nhất, vị tỷ phú người Mexico cũng khó lòng giành quyền kiểm soát New York Times nếu ông muốn. Gia đình Ochs-Sulzberger kiểm soát tờ báo này đang nắm hầu hết cổ phiếu có quyền bầu trong công ty.
Năm 2014 là một năm nhiều biến động đối với New York Times cả về hoạt động báo chí lẫn kinh doanh. Vào tháng 5, tờ báo sa thải Giám đốc điều hành, và đến cuối năm, tờ báo cắt giảm hơn 100 nhân sự. Trong vòng 12 tháng qua, giá cổ phiếu New York Times giảm 18%.
Tuy vậy, lượng độc giả đăng ký New York Times trên mạng Internet vẫn tăng trưởng tốt. Tính đến cuối quý 3 vừa qua, mức đăng ký đã đạt 875.000 độc giả, bất chấp lượng phát hành bản báo in tiếp tục giảm. Doanh thu quảng cáo báo mạng của New York Times đã tăng lên, nhưng chưa đủ để bù đắp cho sự giảm sút doanh thu quảng cáo báo in.
Khoản vay dành cho New York Times đã đem lại cho tỷ phú Slim lợi nhuận lớn, cho dù nếu ông không nhận được quyền chọn mua cổ phiếu của tờ báo. Khoản vay này đã được New York Times thanh toán đầy đủ vào năm 2011 với mức lãi 14%/năm. Ngoài ra, vị tỷ phú còn được nhận 2,9 triệu cổ tức từ New York Times.
Nếu cứ giữ mức cổ phần hiện nay trong tờ báo, Slim sẽ được hưởng khoảng 1,1 triệu USD tiền cổ tức mỗi quý.
Cổ phần New York Times chỉ là một khoản đầu tư nhỏ trong “đế chế” khổng lồ của Carlos Slim, trải rộng từ ngành ngân hàng, năng lượng tới bán lẻ. Phần lớn tài sản của Slim đến từ cổ phần chính của ông trong America Movil, nhà mạng viễn thông lớn nhất khu vực Mỹ Latin.
Theo Vneconomy