Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

7 sai lầm làm mất nhân viên xuất sắc

Đừng để mất những nhân viên xuất sắc của mình vào tay các đối thủ lớn nhất chỉ vì những sai lầm trong chính sách nhân sự.

Mỗi công ty đều có những nhân viên chủ chốt, những người bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn, những người đi sớm, ở lại muộn và làm việc ngay cả trong những ngày nghỉ của họ nếu cần thiết. Bạn có thể đã nghĩ những nhân viên này sẽ tận tâm đối với công ty của bạn như là chính bạn, nhưng nếu họ không được đối xử đúng cách, họ sẽ rời bỏ bạn.

Dưới đây là một số những lý do lớn nhất khiến những thành viên tốt nhất của công ty lựa chọn tìm kiếm một công việc khác. Xem xét chúng một cách cẩn trọng, và nếu có bất kỳ cơ hội nào khiến bạn có thể gặp những thách thức này, hãy "dập tắt" chúng trước khi bạn đánh mất những nhân viên tuyệt vời nhất của mình.

1. Sự đền đáp không công bằng

Hầu hết mọi người đều sẽ sẵn sàng bỏ ra những nỗ lực đáng kể nếu họ nhận được sự đền đáp công bằng. Những nhân viên tốt của bạn có thể hỗ trợ giấc mơ kinh doanh của bạn và mua vào những gì bạn đang bán, nhưng cuối cùng, nó lại tụt dốc vì vấn đề tiền bạc.

Hãy tìm cách để có thể trả công cho nhân viên những gì họ xứng đáng được hưởng. Chẳng ai muốn học một hệ thống mới, phát triển một phương thức mới, đảm trách thêm nhiều trách nhiệm kèm theo, chỉ để kiếm thêm 1% tăng thêm vô nghĩa vào cuối năm.

Nếu một nhân viên luôn làm những việc có thể cải thiện công việc kinh doanh của bạn, họ xứng đáng được thưởng. Nếu bạn đang do dự việc trả một mức lương cao hơn, hãy tự cân nhắc những chi phí bạn mất nếu nhân viên đó bỏ đi.

Thực hiện nâng mức lương của công ty hầu như luôn luôn rẻ hơn so với việc phải quay lại quá trình tuyển dụng và thuê một người khác.


2. Ít có sự cân bằng cuộc sống và công việc

Mặc dù tiền cũng cần thiết, nhưng nó không thể thay thế một ngày nghỉ hay thời gian với gia đình, đặt biệt với những người có con nhỏ.

Nhiều nhân viên hiểu rằng những thời gian ngoài giờ khá cần thiết khi có những dự án lớn, nhưng khi dự án đã được hoàn tất, hãy để nhân viên của bạn có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Hãy cho họ có thêm một ngày nghỉ hoặc gửi tặng thẻ quà tặng để họ với những người quan trọng của họ đến ăn tối tại một nhà hàng nổi tiếng... cũng là cách hay để "đền đáp" cho họ.


Thậm chí nếu bạn không thể làm theo cách của các công ty như Twitter và Pocket, cho phép nhân viên nghỉ phép không giới hạn, bạn có thể có một điều gì đó nhỏ nhưng chứng tỏ bạn hiểu nhu cầu của nhân viên về nhu cầu cân bằng công việc và cuộc sống.

3. Thiếu sự đánh giá cao những thành tích hoặc bổ nhiệm

Nhân viên dành cho bạn thời gian và năng lượng của họ mỗi ngày để làm việc cho bạn. Nhưng về lâu dài, họ muốn biết rằng họ có được đánh giá cao với những gì họ bỏ ra hay không.

Một số công ty cung cấp thời gian nghỉ nhiều hơn hoặc thời gian nghỉ có lương cho nhân viên đương nhiệm, trong khi một số khác chi trả tất cả các chi phí cho chuyến đi nghỉ mát của nhân viên.

4. Quản lý cấp trên không có sự hỗ trợ

Quản lý cấp trên được xem như người dẫn dắt công ty trong tất cả các khía cạnh. Tuy nhiên, họ thường khiến những người làm việc nhiều giờ ở phía dưới cảm thấy không được chú ý, mặc dù họ cảm thấy họ đang làm việc quá vất vả.

Để tránh bị mất những nhân viên hàng đầu với thách thức này, lấy một bài học từ Colin Powell. Trong khi làm việc theo cách của mình thông qua các cấp bậc, Powell đã tạo các cơ hội để gặp gỡ và nói chuyện với những người dưới quyền ông, làm cho họ chắc chắn rằng họ đang nhận được sự đánh giá xứng đáng. Việc đó giúp ông phát triển và giữ chân những người dẫn đầu.

Colin Powell nói về điều này và những kinh nghiệm tốt nhất của ông trong cuốn sách It worked for me.

5. Một môi trường làm việc tiêu cực

Cho dù là công việc được trả lương tốt hay những vị trí dự án trong mơ, nhiều nhân viên sẽ nhảy việc nếu cảm thấy bầu không khí làm việc giống như một "chiến trường" hơn là một văn phòng chuyên nghiệp.

Rob Asghar lập luận rằng hầu hết các nhà quản lý thông minh sẽ nhận ra những lợi ích có thể đạt được từ việc xây dựng một môi trường làm việc tích cực. Có lẽ nó có nghĩa là thay đổi ánh sáng, mua thêm đồ nội thất cho không gian làm việc cho mỗi nhân viên của bạn, hoặc thổi bùng lên luồng âm nhạc tích cực.

Thông thường, nó bao gồm việc giữ gìn văn phòng khỏi những tin đồn và cả sự bất hòa. Cho dù nó mang đến điều gì, hãy "giết chết" sự nhàm chán và để cho ánh nắng chiếu vào.

6. Tích trữ thông tin

Để tất cả các nhân viên đều biết mọi thông tin chắc chắn không phải là một ý tưởng tốt. Một số hội nghị và quyết định tốt nhất là nên giữ kín cho đến khi các chi tiết được giải quyết. Trong thực tế, có thể có hậu quả pháp lý liên quan đến việc thảo luận chương trình khuyến mại quá sớm, trước khi chúng được hoàn thành.

Tuy nhiên, đừng làm cho nhân viên cấp dưới của bạn cảm thấy như họ là người cuối cùng biết về các kế hoạch công việc tương lai hoặc về những thành tích của công ty. Hãy cố gắng để thông báo cho những người cấp dưới những tin tức này sớm nhất có thể.

7. Thúc đẩy từ bên ngoài

Một trong những thách thức khiến nhân viên nản lòng khi phải đối mặt là bắt đầu một công việc, luyện tập chăm chỉ và sau đó làm việc nhiều hơn, tìm hiểu các hệ thống và thủ tục, và sau đó ngồi nhìn vì một người nào khác được thuê để đưa vào các vị trí mà họ đã và đang phấn đấu để đạt được.

Đôi khi bạn cần thiết phải đi ra ngoài phạm vi của mình để tìm ra tài năng thích hợp, nhưng đây là trường hợp ít thường xuyên hơn bạn nghĩ. Những người đã ở với các công ty trong một thời gian có thể thiếu một kỹ năng cụ thể, nhưng họ cũng có một lòng trung thành và sự hiểu biết về văn hóa công ty mà một người mới sẽ không có được.

Đưa ra các cơ hội có thể thăng tiến sẽ không chỉ thúc đẩy họ lên một tầm cao hơn trong công ty mà còn tạo động lực giúp các nhân viên khác làm việc chăm chỉ và tiếp tục phát triển một cách chuyên nghiệp.
Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?