Josie Tam, người phụ nữ chỉ cao 1,2 mét được ví như một
chiếc máy tạo động lực có thể khuấy đảo ngành công nghiệp thời trang
toàn cầu.
Đối với Josie Tam, người phụ nữ 32 tuổi thì đây là một cơ hội hoàn hảo để giới thiệu ứng dụng được phát triển bởi công ty startup của cô. Trang web và ứng dụng có tên gọi là Techpacker, mục đích của ứng dụng này là đơn giản hóa cách thức giao tiếp từ xa giữa nhà thiết kế và nhà máy nơi tạo ra những bộ quần áo.
"Bạn có phải là một nhà thiết kế thời trang?", Josie Tam hỏi một phụ nữ trẻ, người bước ngang qua gian hàng của cô. "Nhà máy đối tác của bạn được đặt ở đâu? Địa phương hay ở nước ngoài?".
Cô đặt trọn niềm tin của mình vào Techpacker, năm ngoái, cô đã bỏ công việc IT để khởi nghiệp startup với một người mà cô hầu như không quen biết.
Đối tác kinh doanh của cô là Saral Kochar 31 tuổi, anh cũng là một người Hong Kong.
Saral Kochar và Josie Tam
Họ gặp nhau tại một cuộc họp giữa những nhà phát triển ứng dụng. Bằng kinh nghiệm của một nhà quản lý dữ liệu nguồn trong ngành dệt may, Kochar nhận ra một ngách nhỏ thị trường chưa khai thác. Anh đã chia sẻ với Tam về ý tưởng thành lập Techpacker.
Ngược lại, công việc của Josie Tam đều liên quan tới thiết kế thời trang, và cô nhanh chóng nhận ra sản phẩm này sẽ có thể thành công.
Josie Tam đã thốt lên: “Ý tưởng này thật tuyệt”.
Sau khi trao đổi và bàn bạc thêm, cả hai quyết định thành lập nên Teachpacker. Kochal có kinh nghiệm khi làm việc với những hãng may, còn Tam có chuyên môn trong thiết kế.
Hiện tại Techpacker đã có khoảng 500 khách hàng và vẫn đang miễn phí sử dụng dịch vụ.
Từ khoản hỗ trợ hơn 42.000 USD từ chính quyền, Techpacker nhanh chóng thu hút được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Hiện chỉ có 7 nhân viên nhưng Josie Tam đã lên kế hoạch phát triển trên toàn cầu cho công ty, hiện đã có văn phòng ở New York bên cạnh trụ sở ở Hong Kong.
Công ty có trụ sở chính ở Hong Kong và văn phòng thứ 2 đặt tại New York
Không gì là không thể
Sinh ra tại Quảng Châu và di cư sang Hong Kong khi còn nhỏ, Josie Tam chỉ cao có 1,2 mét nhưng đã vượt qua cả khó khăn về hình thể để thành một doanh nhân sáng tạo và lạc quan.
“Những năm tháng ở Quảng Châu, gia đình tôi rất nghèo. Bố mẹ tôi chỉ mới hoàn thành chương trình tiểu học”, Tam chia sẻ. “Mẹ tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học và cho rằng đó là con đường duy nhất để có cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Gia đình Josie Tam chuyển tới sinh sống tại Hong Kong khi cô còn nhỏ
"Nếu có cái gì đó tôi quan tâm, hay tôi nhắm làm mục tiêu, tôi sẽ làm mọi cách để đạt được điều đó," cô nói.
"Bởi vì tôi tin rằng không có gì là không thể. Nó chỉ là vấn đề thời gian và bài học kinh nghiệm".
"Tôi từng đọc một bài báo trước đây ở tạp chí Fortune. Trong đó nói rằng những thiên tài thực sự dành 80% thời gian của họ để thử nghiệm, thất bại rồi làm lại, một cách liên tục.
Từ đó tôi luôn giữ một niềm tin mãnh liệt - miễn là chúng ta luôn cố gắng, một ngày nào đó chúng ta sẽ thành công".