Mũi nhọn kinh tế mới
Hanmi Science Co và chi nhánh Hanmi
Pharm Co ghi nhận mức tăng trưởng tương ứng 961% và 702% sau khi ký thỏa
thuận bán thuốc điều trị ung thư phổi và tiểu đường tại thị trường nước
ngoài. Amorepacific Corp tăng trưởng tới 112% khi sản phẩm kem nền mỹ
phẩm Air Cushion của hãng nhận được những phản hồi tích cực, giúp lợi
nhuận tăng tới 51% trong 9 tháng đầu năm nay. Trong khi đó, Celltrion
Inc, một công ty phát triển thuốc trị viêm khớp, cũng chứng kiến mức
tăng trưởng gấp đôi so với năm ngoái.
Các công ty nghiên cứu và phát triển
đang là mũi nhọn trong nền kinh tế “sáng tạo” của Hàn Quốc, giúp hồi
sinh sự tăng trưởng tại quốc gia vốn từ nhiều thập kỷ qua được thống trị
bởi các “tập đoàn gia đình” (hay còn gọi là chaebol).
"Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, dự kiến sẽ tăng trưởng 2,7% năm 2015, sau khi từng đạt đỉnh 6,5% năm 2010. Chỉ số tổng hợp Kospi Large Cap Index (gồm 100 cổ phiếu lớn nhất của Hàn Quốc), chỉ ghi nhận mức tăng 1,3% trong năm nay, thấp hơn đáng kể so với với mức tăng 21% của nhóm các cổ phiếu vừa và nhỏ (Kospi Small Cap Index)".
“Cam kết của Tổng thống Park Geun Hye
nhằm hỗ trợ những doanh nghiệp sáng tạo và năng động tại Hàn Quốc là
minh chứng cho sự tự tin của các nhà đầu tư vào tương lai phát triển.
Điều này thể hiện rõ trong giá cổ phiếu của các công ty sáng tạo”,
Bernard Aw, nhà phân tích chiến lược tại IG Asia Pte tại Singapore cho
biết.
Trong Chỉ số sáng tạo Bloomberg 2015,
Hàn Quốc xếp thứ nhất trong thước đo nghiên cứu và phát triển, bằng sáng
chế và giáo dục sau trung học, đồng thời xếp thứ tư trong các công ty
công nghệ cao. Trong xếp hạng tổng thể, Hàn Quốc vượt qua Nhật Bản, Đức,
Phần Lan, Israel và Mỹ.
Đạt tiêu chuẩn thế giới
Mới đây Korea Aerospace Industries Ltd
thông báo đạt lợi nhuận kỷ lục trong quý III/2015 nhờ doanh số bán hàng
tại các thị trường xuất khẩu mới tăng vọt; nhà điều hành mạng lưới bán
lẻ tiện ích BGF Retail Co, nhà sản xuất đồ gia dụng Hassem Co. cũng nằm
trong Top 10 nói trên.
Ngoài các doanh nghiệp Hàn Quốc, còn có
hãng sản xuất mỹ phẩm Nhật Bản Kose Corp, nhà sản xuất giày dép Feng Tay
Enterprise Co. của vùng lãnh thổ Đài Loan, China Huishan Dairy Holdings
Co và Evergrande Real Estate Group Ltd của Trung Quốc.
Đáng chú ý, Hanmi Pharm ghi nhận mức
tăng trưởng kỷ lục sau khi đạt được thỏa thuận hồi tuần trước với nhà
sản xuất thuốc Sanofi của Pháp đối với sản phẩm thuốc điều trị tiểu
đường. Hanmi sẽ nhận trước 400 triệu euro và tối đa 3,5 tỷ euro từ việc
kinh doanh loại thuốc này ở thị trường nước ngoài. Trước đó, Hãng cũng
đạt thỏa thuận trong tháng Bảy với Boehringer Ingelheim GmbH (Đức) về
sản phẩm thuốc điều trị ung thư phổi.
Trong khi đó, sự xuất hiện của thuốc trị
viêm khớp của Celltrion trên thị trường toàn cầu đã khiến Merck &
Co phải hạ giá sản phẩm tương tự của mình tại Anh.
“Các công ty Hàn Quốc đã xây dựng được
tiêu chuẩn thế giới trên phương diện sáng tạo và đổi mới”, Wai Ho Leong,
nhà kinh tế khu vực tại Barclays Plc Singapore nhận định.
“Điều quan trọng là Tổng thống Park cần
thúc đẩy văn hóa sáng tạo này trên toàn bộ nền kinh tế, thông qua việc
phân bổ ưu đãi và trợ cấp để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ
hơn nữa”, Wai Ho Leong cho biết thêm.
Về phần mình, Giám đốc đầu tư tại
Shinyoung Asset Management Huh Nam Kwon cho rằng: “Trong bối cảnh kinh
tế Hàn Quốc tăng trưởng chậm lại, trọng tâm của các nhà đầu tư đã được
chuyển dần từ các nhóm công nghiệp có liên quan tới chaebol sang các
công ty có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Mỹ phẩm, công nghệ
sinh học, môi trường và hàng không đang nổi lên là những động lực tăng
trưởng mới”.
Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á,
dự kiến sẽ tăng trưởng 2,7% năm 2015, sau khi từng đạt đỉnh 6,5% năm
2010. Chỉ số tổng hợp Kospi Large Cap Index (gồm 100 cổ phiếu lớn nhất
của Hàn Quốc), chỉ ghi nhận mức tăng 1,3% trong năm nay, thấp hơn đáng
kể so với với mức tăng 21% của nhóm các cổ phiếu vừa và nhỏ (Kospi Small
Cap Index).