Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

2016 sẽ là năm hạnh phúc của các nhà đầu tư?

Không thị trường nào có thể tăng trưởng mãi. Trên lý thuyết, thị trường chứng khoán Mỹ đã liên tục tăng trưởng trong 7 năm gần đây – giai đoạn tăng trưởng dài nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 – khi chưa có đợt sụt giảm nào quá 20%. 

http://www.blogchungkhoan.com/2015/09/mo-tai-khoan-tu-van-au-tu-chung-khoan.html#.VotYBE-fesV
Nỗi sợ hãi xuyên suốt năm 2015 về xu hướng tăng lên của tài sản rủi ro thời kỳ hậu khủng hoảng cuối cùng đã không trở thành hiện thực. Tháng 8-9/2015, niềm tin của các nhà đầu tư toàn cầu đã lung lay dữ dội bởi lo ngại về tăng trưởng của Trung Quốc mặc dù trên thực tế các số liệu vẫn đáp ứng được kỳ vọng.

Bởi vậy, CNBC đã đặt ra 6 câu hỏi then chốt cần được giải đáp trong năm 2016:

1. Năm 2015 đã là đỉnh điểm của tài sản rủi ro chưa?

Để trả lời cho câu hỏi đầu tiên, chuyên gia của CNBC dự đoán thị trường chứng khoán sẽ tăng khoảng 7% trong năm 2016 nhờ sự giúp sức của tốc độ tăng trưởng toàn cầu vừa phải, thu nhập tăng, bản cân đối tài chính tốt của các công ty và chính sách kích thích kinh tế được duy trì bởi các ngân hàng trung ương. Đồng USD mạnh lên và giá dầu giảm khó có thể khiến thu nhập tại Mỹ giảm trong năm nay. Chỉ số đánh giá hiệu quả thị trường vốn MSCI All-Country World Index được định giá chỉ hơn mức trung bình các khoản thu nhập trong quá khứ một chút, tức khá xa so với mức thông thường xảy ra khi có bán tháo chạy theo định giá.

2. Liệu Trung Quốc có kiểm soát được sự giảm tốc của mình?

Rõ ràng, thị trường trong năm 2016 sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro và một trong những điều nguy hiểm nhất chính là sự tăng trưởng giảm tốc của Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tìm kiếm kim chỉ nam mới cho sự tăng trưởng. Việc tiếp tục áp dụng các đòn bẩy tài sản cũ và phát triển công nghiệp sẽ chỉ khiến món nợ khổng lồ của quốc gia này phình to hơn. Năm 2008, tín dụng của Trung Quốc đã bằng 1,5 lần GDP và hiện nay đã tăng lên mức 2,5 lần. Tuy nhiên, khi Trung Quốc kiểm soát được quá trình chuyển đổi kinh tế, họ có sẵn nguồn lực đáng kể để hỗ trợ cho hệ thống tài chính của mình, bao gồm 3,5 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại tệ. CNBC dự đoán rằng Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại nhưng sẽ không phá vỡ bức tranh toàn cầu của các tài sản rủi ro.

3. Sự suy giảm của các thị trường mới nổi và giá hàng hóa đã xuống tới đáy chưa?

Nếu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tránh được sự giảm tốc mạnh và các hàng hóa quốc gia này tiêu thụ bắt đầu bình ổn, tình hình của các thị trường mới nổi sẽ được cải thiện. CNBC dự đoán lợi nhuận của các doanh nghiệp tại các thị trường này sẽ tăng 2-6%. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhiều khả năng sẽ giữ sự thận trọng trong việc có tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2016 hay không. Đối với các thị trường mới nổi, chi phí chi trả cho các khoản nợ của Mỹ sẽ được kìm lại. Mặc dù sự lạc quan giữa thập kỷ trước sẽ không trở lại, nhưng các thị trường mới nổi có thể đã vượt qua được điều tồi tệ nhất.

4. Lạm phát liệu có tăng trong năm 2016?

Khi giá hàng hóa bình ổn, lạm phát có thể cũng sẽ trở lại mức bình thường hơn. Tuy nhiên, lạm phát lương có vẻ sẽ không tăng với tốc độ chậm. Các ngân hàng trung ương cũng quan tâm đến việc tránh giảm phát, dẫn tới một phần kết quả là việc chính quyền không buộc phải tăng mạnh lãi suất khi lạm phát lương ở mức thấp.

5. Các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ phản ứng ra sao?

Hơn thế nữa, hai ngân hàng trung ương phát triển lớn là Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vẫn đang duy trì trạng thái nới lỏng tiền tệ. Nhìn chung, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ sẽ không có nhiều khả năng khiến triển vọng của tài sản rủi ro trở nên ảm đạm trong năm 2016.

6. Những biến động chính trị trong năm 2015 sẽ ảnh hưởng tới các thị trường tài chính trong năm 2016 như thế nào?

Cũng giống như trên, câu trả lời là rất đáng khích lệ. Mặc dù khủng bố đang có xu hướng tăng lên nhưng các nền kinh tế lớn lại cho thấy khả năng hồi phục mạnh mẽ khi đối mặt với mối nguy hiểm này. Tại Mỹ, mặc dù các chiến dịch bầu cử tổng thống đã kéo lên mức cực đoan, nhiều khả năng Đảng Ôn hòa sẽ là người chiến thắng trong cuộc bầu cử cuối cùng vào năm sau. Cuối cùng, tại các thị trường mới nổi, việc Argentina từ bỏ chủ nghĩa dân túy là một dấu hiệu cho thấy rằng sự khó khăn của nền kinh tế nước này có thể đẩy các cử tri tới các chính sách phát triển thị trường.
Thạch Thảo - NDH/Theo CNBC

Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?