Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Khi báo cáo tài chính được đánh bóng

Các thông tin về tài chính của nhiều DN không được cung cấp một cách đầy đủ, minh bạch và kịp thời  gây hại cho các nhà đầu tư khi ra quyết định mua cổ phiếu.


Điểm mặt chiêu “biến lỗ thành lãi”

Quy mô vốn lớn lâu nay được xem là biểu hiện của sức mạnh DN và có một thực tế là các DN tư nhân có tốc độ tăng vốn rất nhanh, nhưng rất khó để biết liệu vốn góp của các bên có thực sự được định giá hợp lý hay không. Hay việc vừa qua, một số ông chủ của DN góp vốn để tăng vốn công ty hiện tại lên cao, nhưng sau đó lại rút vốn khỏi DN và biến báo qua các khoản nợ, ủy thác đầu tư... khiến các NĐT như rơi vào ma trận...
Việc công bố báo cáo tài chính không chính xác sẽ tác động tiêu cực đến thị trường và nhà đầu tư


Song, ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán quản trị công chứng Úc (CMA Australia) tại Việt Nam trấn an rằng, nếu được trang bị đầy đủ kiến thức, NĐT hoàn toàn có thể yên tâm bởi quy trình kiểm toán vốn góp hiện khá chặt chẽ. Theo Luật DN, các bên có thể góp vốn bằng tiền hoặc tài sản. Các thủ tục kiểm toán vốn góp nhằm xác định vốn đã thực góp của các bên tham gia góp vốn.


Theo đó, các thủ tục kiểm toán sẽ đánh giá bản chất của giao dịch góp vốn xem việc góp vốn có thực sự hay không. Đối với góp vốn bằng tiền, các kiểm toán viên sẽ không chỉ dựa trên hồ sơ như chứng từ góp vốn vào tài khoản vốn mở tại ngân hàng… Hồ sơ không chỉ coi là hình thức pháp lý, mà còn phải đánh giá được bản chất của khoản tiền đã góp vốn có thực sự đi vào DN hay không, thông qua các thủ tục đánh giá dòng tiền sau góp vốn của DN.


Đối với hiện tượng một số cổ đông lớn, đồng thời là thành viên ban điều hành, đã thực hiện góp vốn vào tài khoản vốn của DN, sau đó rút tiền ra cho các bên liên quan là các công ty “sân sau” dưới nhiều dạng khác nhau, ông Long cho rằng, những hành động như vậy dù biến báo cách gì vẫn có thể để lại dấu vết.


Bởi nếu soát xét kỹ các khoản mục trả trước cho nhà cung cấp, kể cả DN niêm yết, chúng ta có thể thấy có rất nhiều khoản chuyển tiền cho các công ty “sân sau” không có mục đích cụ thể như: Ứng trước thực hiện công trình, ủy thác đầu tư, cho vay, hay thậm chí tạm ứng cho một số cá nhân với số tiền rất lớn.


Các giao dịch này lại được thực hiện sau những đợt tăng vốn. Đây là dấu hiệu cho thấy vốn đã không được góp đủ bởi một số cổ đông, bởi xét về bản chất, tiền góp vốn không thực sự đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.


“Quy chế quản trị công ty đại chúng hiện hành cấm các giao dịch dạng như thế  nhằm bảo vệ lợi ích của các cổ đông không kiểm soát; tuy nhiên, cũng quy định trong trường hợp ĐHCĐ chấp thuận thì DN được thực hiện các giao dịch ủy thác cho các bên liên quan như trên. Đây có thể là kẽ hở để một số cổ đông lớn đang trực tiếp điều hành DN lợi dụng gây hại cho các cổ đông không tham gia kiểm soát DN”, ông Long cho biết.


Một chiêu khác cũng khiến nhiều NĐT hoang mang khi nhiều DN tăng vốn nhanh bằng cách mua bán, sáp nhập DN thông qua việc hoán đổi cổ phần và thông thường được thực hiện với các công ty sân sau. Trong quá trình này, việc định giá DN được mua cũng khiến không ít NĐT đặt dấu hỏi về tính xác thực nếu thiếu một tổ chức định giá độc lập và vai trò của kiểm toán.


Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, vấn đề tăng quy mô đột biến thông qua các giao dịch hoán đổi, đặc biệt với các công ty “sân sau” hay các đơn vị có mục đích đặc biệt (SPE) là phổ biến tại các thị trường tài chính mới nổi. Trong các giao dịch này, không nhất thiết phải có định giá độc lập nếu các cổ đông của cả hai bên tham gia giao dịch chấp thuận với kết quả định giá và phương án sáp nhập.


Tuy nhiên, không phải bao giờ thông tin về định giá tài sản cũng như hoạt động kinh doanh cũng được cung cấp một cách đầy đủ và kịp thời ra thị trường tài chính. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ “mắc bẫy” và chịu thiệt hại lớn khi DN “khai khống” giá trị vốn của DN được mua lại lên gấp nhiều lần, thậm chí lên gấp ngàn lần giá trị thật, thông qua các thủ thuật kế toán.


Nếu soát xét kỹ các khoản mục trả trước cho nhà cung cấp, phải thu khác, tài sản ngắn hạn khác của một số DN, kể cả DN niêm yết, NĐT có thể thấy có rất nhiều khoản chuyển tiền cho các công ty “sân sau” không có mục đích. Đây là dấu hiệu cho thấy vốn đã không được góp đủ bởi một số cổ đông, bởi xét về bản chất, tiền góp vốn không thực sự đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty


Các chuyên gia kinh tế cho rằng, bên cạnh các kiểm toán viên, các nhà đầu tư trên thị trường cũng cần phải tự trang bị cho mình các kỹ thuật phát hiện gian lận kế toán với tư cách là một bên thứ ba độc lập. Từ đó, họ có thể tự đánh giá một cách thực sự các báo cáo tài chính được công bố để đưa ra các quyết định một cách phù hợp nhất.


“Thực chất phía sau những báo cáo tài chính không chính xác nhiều khi là cả một ý đồ lớn của ban lãnh đạo công ty. Việc công bố báo cáo tài chính không chính xác sẽ tác động tiêu cực đến thị trường và NĐT và là một trong những nguyên nhân khiến NĐT rời bỏ thị trường”, một chuyên gia chứng khoán nói và cho biết: thông thường người ta nói do các cách hạch toán khác nhau nên mới đưa ra các kết quả khác nhau. Và phía sau báo cáo được công bố, NĐT dễ nhận thấy tình hình hoạt động của công ty đó có khả năng còn xấu hơn.


Việc công bố báo cáo tài chính không chính xác sẽ tác động tiêu cực đến thị trường và NĐT. Bởi TTCK là một cuộc chơi về lợi nhuận. TTCK là nơi mà tiền của những NĐT chuyển sang cho những ông chủ DN. Theo cách này, chủ DN nắm rất rõ DN mình và điều khiển tiền của người khác, không phải túi họ bỏ ra nên nảy sinh tư tưởng dùng tiền người khác làm lợi cho mình một cách tối đa.
>> Mở tài khoản chứng khoán - Tư vấn Đầu tư Chứng khoán - Ủy thác đầu tư
 Thái Hương
Thời Báo Ngân Hàng
Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?