Có thể nói bí quyết thành công của
Vanguard là những nỗ lực đẩy mạnh các quỹ mô phỏng các chỉ số lớn với
mức phí thấp hơn đáng kể so với những quỹ tương hỗ chủ động truyền
thống.
Theo thông tin độc quyền của Wall Street Journal, lần đầu tiên trong lịch sử tổng số tài sản dưới quyền quản lý của Vanguard
Group – một trong những công ty quản lý quỹ lớn nhất thế giới – đã chạm
mốc 4.000 tỷ USD. Sự kiện này nhấn mạnh thực tế là nhà đầu tư đang ngày
càng mất niềm tin vào những nhà quản lý quỹ truyền thống lựa chọn cổ
phiếu bằng tay thay vì áp dụng nhiều cơ chế tự động hóa như Vanguard.
Wall Street Journal dẫn nguồn tin trong ngành cho biết Vanguard đạt được con số 4.048 tỷ USD vào cuối tháng 1 vừa qua, sau 1 năm các quỹ của họ thu hút được số tiền mới nhiều hơn so với tất cả các đối thủ cộng lại.
Theo số liệu của một công ty nghiên cứu, trong số 553 tỷ USD đổ vào tất cả các quỹ tương hỗ và quỹ ETF trong năm ngoái, 54% (tức 289 tỷ USD) chảy vào các quỹ của Vanguard. Còn phía Vanguard đưa ra con số cao hơn một chút cho năm vừa qua, ở mức 322,8 tỷ USD.
Có thể nói bí quyết thành công của Vanguard là những nỗ lực đẩy mạnh
các quỹ mô phỏng các chỉ số lớn với mức phí thấp hơn đáng kể so với
những quỹ tương hỗ chủ động truyền thống. Là nơi đầu tiên triển khai các
quỹ đầu tư chỉ số dành cho nhà đầu tư nhỏ lẻ cách đây 40 năm, hiện
Vanguard có quy mô lớn thứ 2 trong ngành quản lý quỹ, chịu thua
BlackRock – một tập đoàn khổng lồ cũng đang được hưởng lợi từ xu hướng
thay đổi khẩu vị của nhà đầu tư.
Nhờ quy mô hoạt động ở thị trường quốc tế lớn hơn Vanguard, tính đến cuối năm ngoái số tài sản mà BlackRock quản lý đã chạm mốc 5.000 tỷ USD.
Trong khi đó, từ nhiều năm nay các đối thủ của Vanguard và BlackRock vốn phụ thuộc vào trái phiếu và những ngôi sao có biệt tài chọn lựa cổ phiếu đã rơi vào tình trạng kinh doanh ảm đạm do thị trường diễn biến khó lường và mức phí quá cao. Theo Morningstar, tổng cộng nhà đầu tư đã rút ròng 340,1 tỷ USD khỏi các quỹ chủ động của Mỹ trong năm ngoái. 504,8 tỷ USD chảy vào các quỹ thụ động.
Các quỹ chủ động vẫn có lợi nhuận biên ở mức cao do nhà đầu tư ngại chuyển tiền sang quỹ khác vì nhiều lý do từ thuế đến sự rắc rối. Tuy nhiên có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại đang xuất hiện. Cũng theo Morningstar, năm ngoái số quỹ chủ động mới được mở ra ở mức ít nhất trong 14 năm. Còn số quỹ bị đóng cửa hoặc mua lại ở mức nhiều nhất kể từ năm 2009.
Todd Rosenbluth, giám đốc CFRA (công ty chuyên nghiên cứu về các quỹ tương hỗ và ETF), nhận định nhà đầu tư đang ngày càng cảm thấy thoải mái với việc trả ít phí để thu về lợi nhuận trung bình thay vì cố gắng đánh bại chỉ số bởi trong nhiều trường hợp họ sẽ thất bại.
Tổng số tài sản dưới quyền quản lý của Vanguard chạm mốc 3.000 tỷ USD hồi tháng 8/2014.
Trong mấy năm trở lại đây, Vanguard đã giành được thị phần từ tay nhiều đối thủ trong đó có Fidelity Investments. Vanguard được sở hữu bởi các cổ đông của quỹ, một cấu trúc giúp giảm chi phí và quỹ cũng đã cố gắng rất nhiều để có được mức phí thấp hơn so với nhiều đối thủ.
Tuy nhiên các công ty quản lý quỹ phụ thuộc vào đầu tư thụ động cũng phải đối mặt với một số rủi ro. Vanguard và các quỹ thụ động khác đã được hưởng lợi từ đà tăng điểm của thị trường trong những năm gần đây. Tuy nhiên nếu thị trường giảm điểm, các quỹ chỉ số sẽ không thể bảo vệ nhà đầu tư.
Người phát ngôn của Vanguard cho biết công ty rất biết ơn vì sự tin tưởng của khách hàng, nhưng đó không phải là mục tiêu mà Vanguard hướng đến. Tăng trưởng quá nhanh khiến khách hàng gọi điện tới nhiều hơn và một số đã than phiền rằng họ phải chờ đợi quá lâu để được phục vụ. Hiện Vanguard chưa có mạng lưới chi nhánh rộng khắp như các đối thủ.
Hiện có khoảng 15.000 nhân viên, sau khi đã tuyển thêm hơn 1.700 người trong năm ngoái. Vanguard dự định tuyển thêm một số lượng tương tự trong năm 2017.
Wall Street Journal dẫn nguồn tin trong ngành cho biết Vanguard đạt được con số 4.048 tỷ USD vào cuối tháng 1 vừa qua, sau 1 năm các quỹ của họ thu hút được số tiền mới nhiều hơn so với tất cả các đối thủ cộng lại.
Theo số liệu của một công ty nghiên cứu, trong số 553 tỷ USD đổ vào tất cả các quỹ tương hỗ và quỹ ETF trong năm ngoái, 54% (tức 289 tỷ USD) chảy vào các quỹ của Vanguard. Còn phía Vanguard đưa ra con số cao hơn một chút cho năm vừa qua, ở mức 322,8 tỷ USD.
Nhờ quy mô hoạt động ở thị trường quốc tế lớn hơn Vanguard, tính đến cuối năm ngoái số tài sản mà BlackRock quản lý đã chạm mốc 5.000 tỷ USD.
Trong khi đó, từ nhiều năm nay các đối thủ của Vanguard và BlackRock vốn phụ thuộc vào trái phiếu và những ngôi sao có biệt tài chọn lựa cổ phiếu đã rơi vào tình trạng kinh doanh ảm đạm do thị trường diễn biến khó lường và mức phí quá cao. Theo Morningstar, tổng cộng nhà đầu tư đã rút ròng 340,1 tỷ USD khỏi các quỹ chủ động của Mỹ trong năm ngoái. 504,8 tỷ USD chảy vào các quỹ thụ động.
Các quỹ chủ động vẫn có lợi nhuận biên ở mức cao do nhà đầu tư ngại chuyển tiền sang quỹ khác vì nhiều lý do từ thuế đến sự rắc rối. Tuy nhiên có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại đang xuất hiện. Cũng theo Morningstar, năm ngoái số quỹ chủ động mới được mở ra ở mức ít nhất trong 14 năm. Còn số quỹ bị đóng cửa hoặc mua lại ở mức nhiều nhất kể từ năm 2009.
Todd Rosenbluth, giám đốc CFRA (công ty chuyên nghiên cứu về các quỹ tương hỗ và ETF), nhận định nhà đầu tư đang ngày càng cảm thấy thoải mái với việc trả ít phí để thu về lợi nhuận trung bình thay vì cố gắng đánh bại chỉ số bởi trong nhiều trường hợp họ sẽ thất bại.
Tổng số tài sản dưới quyền quản lý của Vanguard chạm mốc 3.000 tỷ USD hồi tháng 8/2014.
Trong mấy năm trở lại đây, Vanguard đã giành được thị phần từ tay nhiều đối thủ trong đó có Fidelity Investments. Vanguard được sở hữu bởi các cổ đông của quỹ, một cấu trúc giúp giảm chi phí và quỹ cũng đã cố gắng rất nhiều để có được mức phí thấp hơn so với nhiều đối thủ.
Tuy nhiên các công ty quản lý quỹ phụ thuộc vào đầu tư thụ động cũng phải đối mặt với một số rủi ro. Vanguard và các quỹ thụ động khác đã được hưởng lợi từ đà tăng điểm của thị trường trong những năm gần đây. Tuy nhiên nếu thị trường giảm điểm, các quỹ chỉ số sẽ không thể bảo vệ nhà đầu tư.
Người phát ngôn của Vanguard cho biết công ty rất biết ơn vì sự tin tưởng của khách hàng, nhưng đó không phải là mục tiêu mà Vanguard hướng đến. Tăng trưởng quá nhanh khiến khách hàng gọi điện tới nhiều hơn và một số đã than phiền rằng họ phải chờ đợi quá lâu để được phục vụ. Hiện Vanguard chưa có mạng lưới chi nhánh rộng khắp như các đối thủ.
Hiện có khoảng 15.000 nhân viên, sau khi đã tuyển thêm hơn 1.700 người trong năm ngoái. Vanguard dự định tuyển thêm một số lượng tương tự trong năm 2017.
Theo Trí thức trẻ/WSJ