Kiến thức chứng khoán - Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Mỹ hắt hơi, TQ ốm nặng: Nỗi sợ hãi lây lan

Sự đổ vỡ nhanh chóng trên thị trường chứng khoán Trung Quốc và theo sau là cú sập sàn liên tiếp của chứng khoán Mỹ khiến thế giới thực sự hoảng loạn. Nhiều người lo ngại, có những trục trặc lớn nào đó đang xảy ra với các đầu tàu kinh tế thế giới.

Hoảng loạn chưa điểm dừng

Chưa dừng lại với 3 phiên giảm sâu tới 14-15% trước đó, TTCK Trung Quốc tiếp tục lao dốc trong phiên ngày 25/8. Tính tới 14h43 chiều 25/8, chỉ số Shanghai Composite giảm thêm 8,11% trước khi đóng cửa chung cuộc giảm 7,63%, xuống 2.965 điểm.

Đây là lần đầu tiên trong 8 tháng qua, chỉ số đại diện cho chứng khoán Trung Quốc giảm xuống dưới ngưỡng 3.000 điểm. Tính chung trong 4 phiên qua, Shanghai Composite đã giảm 22%. Theo thống kê của Bloomberg, trong phiên giao dịch 25/8, cứ 50 cổ phiếu giảm mới có một cổ phiếu tăng giá. Chỉ số chứng khoán CSI 300 Index cũng giảm 7,3% sau khi đã mất hơn 30% trong ba tuần trước đó.

Cú lao dốc phiên thứ tư liên tiếp của TTCK Trung Quốc có lẽ là đòn giáng mạnh vào niềm tin của các NĐT về một sự bật dậy nhanh chóng của chứng khoán thế giới.
Trung Quốc, đầu tư, chứng khoán, cổ phiếu, Bắc-Kinh, Trung-Quốc, Biển-Đông, chứng-khoán, Shanghai-Composite-Index, châu-Âu, Mỹ, ASEAN, EU, xuất-khẩu, đầu-tư, tỷ-giá, phá-giá, chính-sách-tiền-tệ
TTCK Trung Quốc tiếp tục lao dốc trong phiên ngày 25/8.

Liền trước đó, ngày 24/8, thế giới cũng đã chứng kiến một ngày giao dịch cực kỳ đen tối. Chứng khoán Trung Quốc rớt 8,5% kéo theo sự hoảng loạn và sụp đổ của chứng khoán toàn cầu. Chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm 4-5%; chứng khoán Mỹ có lúc giảm 1.000 điểm trước khi Dow Jones chốt lại mất gần 600 điểm (-3,6%), đánh dấu phiên giảm thứ 5 liên tiếp. Nasdaq 100 có lúc giảm gần 10%.

Tính từ giữa tháng 6 tới nay, TTCK Trung Quốc đã bốc hơi khoảng 5 ngàn tỷ USD. Chứng khoán Mỹ cũng đã tiêu tan hơn 5 ngàn tỷ USD trong 2 tuần qua. Con số mất mát của các TTCK thế giới còn lớn hơn nhiều. Riêng phiên 24/8, châu Âu mất hơn 1.100 tỷ USD. 400 người giàu nhất thế giới mất tổng cộng hơn 300 tỷ USD trong 9 ngày qua.

Áp lực bán trên TTCK Trung Quốc tiếp tục gia tăng và chưa có tín hiệu dừng trong bối cảnh cơ quan quản lý chứng khoán nước này chưa đưa ra một lời trấn an nào sau ngày Thứ hai đen tối 24/8. Nó khiến không ít NĐT đang nghĩ tới khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ rút dần khỏi chiến dịch đỡ giá cổ phiếu.

Nếu đúng là như vậy, TTCK sẽ phải trở về đúng với giá trị thật của nó. Tính tới cuối tuần trước, theo số liệu của Bloomberg, chỉ số giá/lợi nhuận (P/E) trung bình của chứng khoán Trung Quốc ở vào khoảng 61 lần, cao gấp hơn 3 lần so với P/E trung bình 19 lần của Standard & Poor’s 500 Index (Mỹ) và cao gấp khoảng 6 lần so với Việt Nam.
Trung Quốc, đầu tư, chứng khoán, cổ phiếu, Bắc-Kinh, Trung-Quốc, Biển-Đông, chứng-khoán, Shanghai-Composite-Index, châu-Âu, Mỹ, ASEAN, EU, xuất-khẩu, đầu-tư, tỷ-giá, phá-giá, chính-sách-tiền-tệ

Sự chênh lệch là khó đo đếm. Chứng khoán Trung Quốc giảm có thể do đã rơi vào tình trạng bong bóng. Mặc dù vậy, đây có lẽ cũng không phải là điều tốt cho thế giới. Sau một thời gian “miễn nhiễm” với làn sóng bán tháo ở Trung Quốc, TTCK Mỹ đã mất bình tĩnh trong khoảng một tuần qua đã rơi vào tình trạng sốc nặng trong vài phiên gần đây. Riêng trong phiên hoảng loạn ngày 24/8, chứng khoán Mỹ chứng kiến hơn 1,2 ngàn lần gián đoạn giao dịch cổ phiếu trên thị trường này.

Sau cái hắt hơi, Trung Quốc “ốm nặng”?

Trung Quốc “hắt hơi”, thế giới “cảm cúm”. Nhưng giờ đây, diễn biến lao dốc của TTCK Trung Quốc và một số dấu hiệu chưa ổn trong điều hành kinh tế tại nước này dường như đang cho thấy một sự thật tệ hại hơn. Tác động tiêu cực tới thế giới vì thế có thể rất lớn.

Trong phiên giao dịch 24/8, nhiều cổ phiếu trụ cột trên TTCK Mỹ đã giảm dữ dội: General Electric, Pepsi có lúc rớt hơn 20%. Facebook, Apple,... giảm trên dưới 10%; Microsoft giảm 5,8%...

Giải thích về hiện tượng chứng khoán Mỹ - một nền kinh tế đang hồi phục vững chắc - lại phản ứng tiêu cực dường như thái quá với cơn bão tài chính từ Trung Quốc, một số chuyên gia trên BloombergCNN cho rằng, bởi thế giới vẫn đang suy yếu và chỉ biết trông chờ vào “công xưởng sản xuất” Trung Quốc. Nhưng giờ đây, tương lai của kinh tế Trung Quốc khá mù mờ.
Trung Quốc, đầu tư, chứng khoán, cổ phiếu, Bắc-Kinh, Trung-Quốc, Biển-Đông, chứng-khoán, Shanghai-Composite-Index, châu-Âu, Mỹ, ASEAN, EU, xuất-khẩu, đầu-tư, tỷ-giá, phá-giá, chính-sách-tiền-tệ
Cú lao dốc phiên thứ tư liên tiếp của TTCK Trung Quốc có lẽ là đòn giáng mạnh vào niềm tin của các NĐT về một sự bật dậy nhanh chóng của chứng khoán thế giới.

Theo đó, nền kinh tế Mỹ hồi phục khá ấn tượng trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, thời kỳ nới lỏng định lượng đã sắp hết. Fed đã phát đi tín hiệu tăng lãi suất. Trong khi đó, nền kinh tế châu Âu vẫn rệu rã, chưa có tín hiệu gì sáng sủa. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ 2 con số xuống chỉ còn 7% và con số này giờ đây bị nghi ngờ về độ chính xác.

Một câu hỏi được đặt ra: tại sao chứng khoán Trung Quốc lại hoảng loạn tột độ như thời gian qua? Các chính sách của nước này gần đây cũng thể hiện sự bấn loạn, như: sự can thiệp hành chính vào TTCK, phá giá NDT mạnh nhất 2 thập kỷ và gần đây là cho phép quỹ hưu trí đầu tư 30% vào cổ phiếu và dồn dập bơm thêm tiền vào hệ thống tài chính.

Nhiều chuyên gia trên Reuters lo lắng về khả năng tăng trưởng GDP của Trung Quốc trên thực tế thấp hơn so với báo cáo. Quyết định cho phép dùng quỹ lương hưu đầu tư chứng khoán được xem là rủi ro và nó cho thấy một sự mất kiểm soát và tình hình sức khỏe thực sự của nền kinh tế nước này.
Số liệu tiêu cực về hoạt động sản xuất của Trung Quốc công bố cuối tuần trước cũng góp phần khiến tình hình trở nên tồi tệ. Gánh nợ công của công ty nhà nước và chính quyền các địa phương ở Trung Quốc được ước tính lên tới hơn 100% GDP và trên thực tế có thể còn lớn hơn rất nhiều.

Nền kinh tế Trung Quốc dường như đang đối mặt với rất nhiều vấn đề, hết hạn chứng khoán, đến hạn tỷ giá, rồi những nghịch lý trong quá trình phát triển nóng trong cả thập kỷ qua.

Nhận định hồi cuối tháng 7/2015, tỷ phú George Soros từng cho rằng, mối đe dọa chính đối với nền kinh tế thế giới hiện tại không phải là các vấn đề ở châu Âu hay sự thâm thủng ngân sách Mỹ, mà chính là cuộc khủng hoảng tài chính ở Trung Quốc. Theo đó, mô hình tăng trưởng nóng của nước này đã ngừng hoạt động. Tín dụng đã tăng trưởng quá mức và không thể cứu vãn. Trong bối cảnh đó, liệu nền kinh tế Trung Quốc có trụ vững?
(Vietnamnet)
Share:

Trang

Nổi bật

Giới siêu giàu kiếm tiền từ đâu?