Theo hãng tin Bloomberg, Việt Nam đang nằm trong nhóm 5 “điểm sáng” về tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi...
Tại châu Á, Bloomberg đánh giá cao Việt Nam, cho rằng thị trường Việt Nam đang giữ một vị trí “nổi bật” ở khu vực này.
An Huy
Thời gian gần đây, các nền kinh tế mới nổi trên thế giới đối mặt
với nhiều thách thức lớn, nhưng tăng trưởng vẫn diễn ra ở những nơi ít
ai ngờ tới, theo Bloomberg.
Hãng tin này cho biết, trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam và một số nước Trung Âu đã nổi lên thành những điểm sáng.
Với kinh tế Nga suy thoái và kinh tế Trung Quốc giảm tốc, giới đầu tư toàn cầu đang tìm đến với những thị trường nhỏ hơn nhiều. Trong cuộc tìm kiếm đó, các nước ở Trung Âu như Hungary, Romia, Ba Lan và Cộng hòa Séc mang đến nhiều cơ hội.
Đây đều là những nước nhập khẩu ròng dầu thô và nằm trong số những thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Tại châu Á, Bloomberg đánh giá cao Việt Nam, cho rằng thị trường Việt Nam đang giữ một vị trí “nổi bật” ở khu vực này.
Tuy lo ngại về triển vọng của những nền kinh tế mới nổi lớn nhất như Brazil và Trung Quốc, giới phân tích cho rằng các nước nhập khẩu ròng dầu đều đã hưởng lợi từ việc giá dầu giảm sâu trong năm qua.
Chuyên gia của Bloomberg gọi 4 nước Trung Âu nói trên và Việt Nam là nhóm 5 thị trường “chọn lọc”, nhấn mạnh nhóm này đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trong vòng 1 năm qua so với mức trung bình kể từ năm 2010.
Trái lại, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi còn lại trong 12 tháng qua là thấp hơn mức trung bình kể từ năm 2010.
Xu hướng tăng trưởng nổi bật của nhóm 5 nền kinh tế “điểm sáng”, trong đó có Việt Nam, đã được chuyên gia kinh tế Liam Carson thuộc công ty Capital Economics ở London, đề cập trong một báo cáo.
“Trong bối cảnh không có nhiều thông tin tốt từ các nền kinh tế mới nổi, một điều đáng yên tâm là ít nhất vẫn có một vài thị trường trong số này đang tăng trưởng tích cực. Đối với những thị trường mới nổi này, giá hàng hóa cơ bản nhập khẩu giảm xuống đã giúp tăng thu nhập. Lạm phát lương thực-thực phẩm và năng lượng giảm xuống đã hỗ trợ cho tiêu dùng”, ông Carson nhận định.
Trong 7 quý liên tiếp vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ba Lan, Cộng hòa Czech, Romania và Hungary đã vượt tốc độ tăng trưởng chung của khu vực sử dụng đồng Euro. Tiêu dùng tăng ở Ba Lan, nền kinh tế lớn nhất ở phía Đông của Liên minh châu Âu (EU), có được là nhờ đợt giảm phát đầu tiên ở nước này trong ít nhất 32 năm, tiền lương tăng, và việc làm nhiều hơn.
Bên cạnh đó, Bloomberg cũng nhấn mạnh sự vững vàng tỷ giá của đồng tiền các nước Romania, Hungary, Cộng hòa Czech và Ba Lan.
Sau động thái phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc hồi tháng 8, đồng tiền của các thị trường mới nổi từ Brazil tới Thổ Nhĩ Kỳ đồng loạt lao dốc. Tuy vậy, đồng tiền của nhóm 4 nước này nằm trong số ít những đồng tiền tăng giá.
Hãng tin này cho biết, trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam và một số nước Trung Âu đã nổi lên thành những điểm sáng.
Với kinh tế Nga suy thoái và kinh tế Trung Quốc giảm tốc, giới đầu tư toàn cầu đang tìm đến với những thị trường nhỏ hơn nhiều. Trong cuộc tìm kiếm đó, các nước ở Trung Âu như Hungary, Romia, Ba Lan và Cộng hòa Séc mang đến nhiều cơ hội.
Đây đều là những nước nhập khẩu ròng dầu thô và nằm trong số những thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Tại châu Á, Bloomberg đánh giá cao Việt Nam, cho rằng thị trường Việt Nam đang giữ một vị trí “nổi bật” ở khu vực này.
Tuy lo ngại về triển vọng của những nền kinh tế mới nổi lớn nhất như Brazil và Trung Quốc, giới phân tích cho rằng các nước nhập khẩu ròng dầu đều đã hưởng lợi từ việc giá dầu giảm sâu trong năm qua.
Chuyên gia của Bloomberg gọi 4 nước Trung Âu nói trên và Việt Nam là nhóm 5 thị trường “chọn lọc”, nhấn mạnh nhóm này đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trong vòng 1 năm qua so với mức trung bình kể từ năm 2010.
Trái lại, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi còn lại trong 12 tháng qua là thấp hơn mức trung bình kể từ năm 2010.
Xu hướng tăng trưởng nổi bật của nhóm 5 nền kinh tế “điểm sáng”, trong đó có Việt Nam, đã được chuyên gia kinh tế Liam Carson thuộc công ty Capital Economics ở London, đề cập trong một báo cáo.
“Trong bối cảnh không có nhiều thông tin tốt từ các nền kinh tế mới nổi, một điều đáng yên tâm là ít nhất vẫn có một vài thị trường trong số này đang tăng trưởng tích cực. Đối với những thị trường mới nổi này, giá hàng hóa cơ bản nhập khẩu giảm xuống đã giúp tăng thu nhập. Lạm phát lương thực-thực phẩm và năng lượng giảm xuống đã hỗ trợ cho tiêu dùng”, ông Carson nhận định.
Trong 7 quý liên tiếp vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ba Lan, Cộng hòa Czech, Romania và Hungary đã vượt tốc độ tăng trưởng chung của khu vực sử dụng đồng Euro. Tiêu dùng tăng ở Ba Lan, nền kinh tế lớn nhất ở phía Đông của Liên minh châu Âu (EU), có được là nhờ đợt giảm phát đầu tiên ở nước này trong ít nhất 32 năm, tiền lương tăng, và việc làm nhiều hơn.
Bên cạnh đó, Bloomberg cũng nhấn mạnh sự vững vàng tỷ giá của đồng tiền các nước Romania, Hungary, Cộng hòa Czech và Ba Lan.
Sau động thái phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc hồi tháng 8, đồng tiền của các thị trường mới nổi từ Brazil tới Thổ Nhĩ Kỳ đồng loạt lao dốc. Tuy vậy, đồng tiền của nhóm 4 nước này nằm trong số ít những đồng tiền tăng giá.
(Vneconomy)