Hôm
nay (26/11), sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải sẽ kỷ niệm 25 năm
thành lập. Hãy cùng xem lại một số cột mốc đáng chú ý trong hành trình
từ số 0 bước tới thị trường có vốn hóa 7 nghìn tỷ USD, chỉ sau thị
trường chứng khoán Mỹ.
26/11/1990: Ngày sàn
giao dịch chứng khoán Thượng Hải bắt đầu đi vào hoạt động. Hiện tại, sàn
có hơn 1.000 công ty niêm yết với doanh thu trung bình mỗi ngày đạt 564
tỷ nhân dân tệ (88 tỷ USD) trong năm nay, theo số liệu của Bloomberg.
1/12/1990: Sàn giao
dịch chứng khoán Thẩm Quyến được thành lập. Hiện tại, sàn này có 1.729
công ty niêm yết với giá trị thị trường 22 nghìn tỷ nhân dân tệ. Trong
năm 2015, doanh thu trung bình hàng ngày đạt 498 tỷ nhân dân tệ.
15/7/1993:
Tsingtao Brewery Co trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong, còn gọi là cổ phiếu loại H. Hiện
tại có hơn 200 cổ phiếu loại H đang giao dịch tại Hong Kong.
8/10/2002: Chương trình
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài hợp pháp, còn gọi là QFII, cho pép các
nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu loại A niêm yết bằng đồng nhân dân tệ
lần đầu tiên được giới thiệu.
Tới cuối tháng 10, số lượng các QFII được phép là 277, với tổng mức hạn ngạch đạt 79 tỷ USD.
16/10/2007: Chỉ số Shanghai Composite đóng cửa ở mức cao kỷ lục 6.092,06 điểm sau khi tăng gấp 5 lần trong 2 năm qua.
4/11/2008: Thị trường
rơi xuống điểm đáy do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chỉ
số Shanghai Composite giảm 72% so với mức đỉnh.
30/10/2009: 28 công ty
đầu tiên của Trung Quốc bắt đầu giao dịch tại ChiNext, sàn chứng khoán
tập hợp các công ty khởi nghiệp, công nghệ cao và được mệnh danh là
“Nasdaq Trung Quốc”.
Hiện tại, con số này đã tăng lên thành 484 công ty.
31/3/2010:
Sàn Thượng Hải và Thẩm Quyến bắt đầu cho phép giao dịch ký quỹ và bán
khống. Nợ margin tại Thượng Hải đã tăng gấp 3 lần trong vòng 2 năm.
16/4/2010: Trung Quốc
bắt đầu các giao dịch tương lai, được biết tới với chỉ số CSI 300, được
Hiệp hội các sở giao dịch thế giới đánh giá là một trong những thị
trường tương lai hoạt động tích cực nhất. Tuy nhiên, giao dịch tại thị
trường này đã tạm thời bị ngừng lại sau khi thị trường chứng khoán Đại
lục chao đảo đầu năm nay.
11/8/2011: Ông Lý Khắc
Cường (khi đó giữ cương vị Phó Thủ tướng) giới thiệu chương trình RQFII,
cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán và
trái phiếu Đại lục bằng đồng nhân dân tệ. Vào cuối tháng 10/2015, có
146 nhà đầu tư thể chế nước ngoài được phép đầu tư với hạn ngạch 419,5
tỷ nhân dân tệ.
17/11/2014:
Mối liên kết 2 sàn chứng khoán Thượng Hải – Hong Kong chính thức đi vào
hoạt động, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập vào thị trường
Đại lục. Mức tổng hạn ngạch đối với việc mua bán chứng khoán nội địa là
300 tỷ nhân dân tệ.
28/11/2014: Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới.
18/6/2015: Các khoản nợ
margin tăng lên mức kỷ lục 2,27 nghìn tỷ nhân dân tệ. Hiện tại con số
này đã được ổn định trở lại ở mức 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ.
29/6/2015: Đà tăng kéo dài kỷ lục 935 ngày chấm dứt.
4/7/2015: 21 công ty
môi giới chứng khoán dành ít nhất 120 tỷ nhân dân tệ để mua vào cổ phiếu
blue-chip nhằm hỗ trợ thị trường, trong khi chính phủ đình chỉ hoạt
động IPO trên toàn quốc. Đây là nỗ lực nhằm bình ổn khi chỉ số Shanghai
Composite liên tục tụt dốc, khiến hơn 5 nghìn tỷ USD bốc hơi khỏi thị
trường.
5/11/2015: Đà giảm
trong 75 ngày đã chấm dứt, thị trường bình ổn trở lại. Chính phủ Trung
Quốc hiện tại đã cho phép nối lại hoạt động IPO.
Lam Phong (Theo Bloomberg)