Nhiều món hàng IPO trong 2 năm qua và lên sàn năm 2015 đã đem lại khoản lợi nhuận rất lớn, có thể lên tới 800%.

Nhưng thực tế đã cho thấy, nhiều món hàng IPO trong 2 năm qua và lên sàn năm 2015 đã đem lại khoản lợi nhuận rất lớn.
Minh chứng rõ nhất cho điều này chính là VEF của CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam.
Phiên IPO ngày 20/03/2015 của công ty không thành công như mong đợi khi số lượng đặt mua chỉ có 620.500 cổ phần tương đương 3,8% lượng đấu giá. Giá đấu thành công bình quân cũng chỉ cao hơn mệnh giá một chút, đạt 10.058 đồng/cp. Đến ngày 22/12/2015, cổ phiếu VEF chính thức giao dịch trên sàn Upcom với giá chào sàn 10.100 đồng và nhanh chóng trở thành hiện tượng. Cổ phiếu tăng gấp 4 lần trong 2 tháng. Đến nay, với mức giá 69.400 đồng, VEF đã tăng 590% so với giá trúng khi IPO. Mức giá cao nhất mà VEF đạt được còn lên tới 88.600 đồng – cao gấp gần 9 lần.
Giá cổ phiếu VEF từ khi lên Upcom
Giá cổ phiếu SGN từ khi lên Upcom
Giá cổ phiếu VNB
Cũng IPO vào năm 2014 và lên Upcom vào tháng 10/2015, cổ phiếu VGC của Tổng công ty Viglacera - CTCP đang có giá 15.300 đồng, tăng 48% so với giá trúng bình quân khi IPO. VGC từng đạt đến mức giá 17.400 đồng, đem lại mức lãi hơn 60% cho nhà đầu tư chưa kể khoản cổ tức bằng tiền tỷ lệ 4%.
Giá cổ phiếu VGC từ khi lên Upcom
Giá cổ phiếu PHP kể từ khi lên sàn.
Gần đây nhất, sàn Upcom đón nhận thêm 2 tân binh là VOC của CTCP Vocarimex. Ông lớn trong ngành dầu thực vật đã IPO vào ngày 25/07/2014 với giá trúng gần 13.500 đồng. Lên Upcom vào ngày 19/09 vừa qua, VOC tăng trần 3 phiên liên tục và ... giảm sàn 1 phiên, ghi nhận mức tăng trưởng hơn 60%.
Giá cổ phiếu VOC
Theo Trí thức trẻ