"Tiền
đẻ ra tiền", kết luận súc tích nhất được rút ra từ những nhà quản lý quỹ
đầu tư hàng đầu tại Mỹ. Nhiều người trong số họ giàu lên nhờ đặt hàng chục
triệu USD vào bất cứ cuộc chơi đầu tư nào có tiềm năng ăn lãi lên tới 50%, hoặc
thậm chí 100%.

Warren
Buffett, Seth Klarman, Ray Dalio, Paul Tudor Jones, mỗi người có một chiến
thuật "hút tiền vào túi" riêng.
Carl
Icahn, chuyên gia thôn tính các công ty (corporate raider) là một điển hình.
Ông mua một loạt công ty rồi "chọc ngoáy" sao cho doanh nghiệp bắt
buộc phải bán tài sản hoặc mua lại một lượng cổ phiếu lớn thì thôi. Hay như
George Soros, kiếm được 1 tỷ bảng Anh chỉ sau một đêm năm 1992 nhờ tiên đoán
như thần việc đồng bảng Anh sắp sửa mất giá. Bên cạnh đó, nhiều nhà tỉ phú quỹ
đầu tư khác vẫn kiếm tiền theo cách cũ: lựa chọn cổ phiếu khôn ngoan. Các nhà
đầu tư truyền thống có thể học hỏi phần nào từ các "ngón nghề" của
họ.
Được mệnh danh là "nhà tiên tri đến từ Ohama", Warren Buffett là nguồn cảm hứng viết lách của nhiều nhà phân tích, bởi thành tích kinh doanh huy hoàng. Nhờ ông mà chỉ số S&P 500 lên điểm trong suốt 24 trên 30 năm vừa qua, và lợi nhuận hàng năm trung bình cũng tăng 18% trong suốt thời gian đó. Chiến lược của Buffett đơn giản đến bất ngờ: Tập trung vào những công ty có dòng tiền tạo ra hàng năm thật vững vàng và không có nguy cơ lỗi thời về công nghệ. Điển hình là các công ty bảo hiểm, đó là lý do tại sao trong những năm đầu sự nghiệp hầu như ông chỉ mua cổ phiếu của các công ty này.

Warren Buffett được mệnh danh là
"nhà tiên tri đến từ Ohama".
Ngày nay, Buffett còn đầu cơ trên những lĩnh vực đa dạng hơn, như cổ phiếu của Direc TV hay công ty điều hành dịch vụ khám chữa DaVita HealthCare. Đặc điểm chung của các công ty này là: dòng tiền hàng năm rất vững vàng. Thời gian nắm giữ cổ phiếu của Buffett là bao lâu? Câu trả lời là "mãi mãi". Buffett hay đi theo những ý tưởng đầu tư khôn ngoan nhất trong thời gian dài, trở thành nhà đầu tư mua và nắm giữ (buy-and-hold) chính hiệu.
Hơn một nửa danh mục đầu tư của công ty ông hiện vẫn dành cho Wells Farrgo, Coca-Cola, IBM và American Express. Dù đã mua từ nhiều năm về trước, nhưng đến nay hiếm thấy Buffett bán đi bất cứ cổ phiếu nào. Chắc chắn Buffett không phải nhà đầu tư duy nhất thích dùng ngón "cổ phiếu vô tận". Elliott Gue, biên tập viên báo Street Authority tin tưởng chiến thuật này đến mức anh đã bỏ sáu tháng và 1,3 tỷ USD để nghiên cứu, đi tìm 10 cổ phiếu buy-and-hold đáng đầu tư nhất.
Seth Klarman, ông chủ quỹ đầu tư Baupost Group, được tôn là nhà đầu tư giá trị bậc thầy nhờ vào hai nguyên tắc: lựa chọn cổ phiếu khôn ngoan và "lì". Klarman sẵn sàng chờ đợi hàng năm để cơ hội kinh doanh hoàn hảo xuất hiện. Năm nào cũng vậy, phải đến một nửa danh mục đầu tư của ông là tiền mặt dự trữ. Klarman thường nhắc đến một khái niệm ít ai nghĩ tới: "biên lỗi" (margin of error). Ông chỉ mua những công ty ít có khả năng rớt giá, cho dù giả thiết đầu tư ban đầu của ông là sai đi chăng nữa. Và hơn hết, ông thích kiếm tiền bao nhiêu thì ghét bị mất tiền bấy nhiêu.

Klarman luôn "một mình một kiểu".
Thích
"một mình một kiểu", Klarman hay tìm kiếm những công ty mà không nhà đầu
tư nào thèm để mắt. Ví dụ điển hình thứ nhất: do hậu quả của vụ tràn dầu tại
Vịnh Mexico, công ty năng lượng BP bị chỉ trích thậm tệ. Nhiều nhà đầu tư còn
sai lầm khi cho rằng BP sẽ phải chấm dứt làm ăn vì phải đối mặt với vô số vụ
kiện. Klarman là một trong những người đầu tiên nhìn ra rằng, BP có đủ khả năng
vượt qua cơn bão kiện tụng và quay trở lại với nền tảng tài chính vững chắc. Ví
dụ thứ hai, Klarman tích cực mua cổ phiếu của công ty bảo hiểm American
International ngay sau khi công ty được chứng minh sẽ thoát khỏi bờ vực phá
sản. Hiện American International đang trong giai đoạn phục hồi và đem lại lợi
nhuận khổng lồ cho Klarman và những nhà đầu tư liều lĩnh khác.

Dalio thành công vì luôn đi theo những quan điểm
riêng.
Quỹ
đầu cơ Bridgewater Associates của Dalio hẳn nghe lạ tai hơn so với Berkshire
Hathaway của Warren Buffett. Nhưng Dalio thích thế. Cho dù quỹ đầu tư của ông
quản lý những 120 tỷ USD tài sản, được xếp vào hạng lớn nhất hành tinh, Dalio
vẫn cố tình để hồ sơ của mình khá "chìm" trên phố Wall.
Chẳng
phải tại tính tình tỷ phú này khép kín mà là do Dalio muốn mình cùng đội phân tích
định hướng rõ nét được xu hướng đám đông tác động lên toàn phố Wall. Dalio
thành công vì luôn đi theo những quan điểm riêng về các lực lượng kinh tế vĩ mô
thúc đẩy thị trường cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa để rồi tìm kiếm những cơ
hội đầu tư ăn khớp với kết luận của mình. Những điều trên nghe có vẻ hơi
"quá tải" so với một nhà đầu tư cá nhân, nhưng những ý tưởng cơ bản
của Dalio cũng có thể giúp ích ít nhiều: tắt béng ti vi, gạt bỏ lời khuyên của
chuyên gia, theo đuổi cách nghĩ riêng về biến động thế giới và kinh tế toàn
cầu, sau đó hình thành lựa chọn đầu tư riêng cho mình.
4. Paul Tudor Jones

Paul Tudor Jones là một huyền thoại ưa thích
buôn bán hơn là đầu tư.
Khác
với ba nhà đầu tư vĩ đại trên, Paul Tudor Jones lại là một huyền thoại ưa thích
buôn bán hơn là đầu tư. Mỗi khi có cơ hội kiếm tiền, Jones sẽ thực hiện ý tưởng
luôn chỉ trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng và chắc chắn không phải vài
năm như Warren Buffett.
Cũng
như nhiều thương nhân khác, Jones thường kiếm lời từ những biến động kinh tế
lớn, có thể là một báo cáo kinh tế gây rúng động hay một chút thay đổi trong
chính sách của FED. Ngay cả trong thời gian "sóng yên biển lặng",
Jones vẫn sẽ quan sát chặt chẽ mọi vị thế mua bán mình đang có. Nếu thương vụ
không đi đến đâu, ông sẽ cắt lỗ thẳng tay. Jones còn tin rằng, những nhà đầu tư
thông thường hay mắc sai lầm khi chỉ tập trung vào cổ phiếu mà bỏ quên những cơ
hội khác như hợp đồng quyền chọn. Đó là lý do tại sao ông làm việc với
FuturesTrading Association và tổ chức hoạt động giảng dạy để giúp các nhà đầu
tư đơn lẻ làm ăn như những tay chuyên nghiệp. Ngày nay, giống như nhiều tỉ phú
quỹ đầu tư khác, Jones được biết đến qua các hoạt động từ thiện, đặc biệt là
giáo dục. Những ai tham gia vào cuộc chơi đầu tư đều có thể học hỏi ít nhiều từ
những huyền thoại này và chắc chắn sẽ không uổng công khi khám phá bí mật đằng
sau thành công của các tỷ phú như T. Boone Pickens, David Tepper, Carl Icahn,
Leon Cooperman và William Ackman. Mỗi nhà quản lý đều theo đuổi một con đường
khác nhau, hãy kết hợp hài hòa những đặc điểm tuyệt nhất của họ để tăng cơ hội
thành công cho mình.
Theo
Tri Thức Trẻ