Nếu coi Harvard là một đất nước, nó thậm chí nó còn lớn hơn 104 quốc gia khác trên thế giới.
Harvard
nổi tiếng thế giới không chỉ vì hệ thống giáo dục hoàn hảo với một đội
ngũ giảng viên có uy tín và những sinh viên ưu tú, mà đây còn là ngôi
trường giàu có với doanh thu lớn hơn GDP của nhiều nước trên thế giới.
Câu hỏi đặt ra là, nếu coi Harvard như một tập đoàn kinh doanh thì doanh thu của họ kiếm được chủ yếu từ đâu?
Nếu nhìn vào báo cáo tài chính năm 2014 của Harvard, có lẽ nhiều công ty trên thế giới phải thấy “hổ thẹn”. Cụ thể, tổng doanh thu hoạt động của trường trong năm tài chính 2014 tăng 5% lên mức 4,4 tỷ USD. Số tiền này đến chủ yếu từ những khoản quyên góp của các cá nhân và tổ chức, học phí…
Cụ thể, tổng số tiền quyên góp trường Harvard nhận được trong năm tài chính 2014 đã tăng 3% lên mức 1,5 tỷ USD.
Lớn nhất phải kể đến món quà trị giá 150 triệu USD từ tỷ phú Kenneth
Griffin. Đây cũng được coi là món quà từ thiện lớn nhất trong lịch sử
ngôi trường này.
Cũng trong năm 2014, mỗi sinh viên Harvard phải nộp khoản học phí lên tới 43.928 USD/năm và đây chính là nguồn thu không hề nhỏ của trường. Tổng cộng doanh thu từ học phí đã tăng gần 7% lên mức 878 triệu USD trong năm tài chính 2014. Đây được cho là kết quả của việc mở rộng thêm chương trình đào tạo và tăng số lượng học viên nhập học tại Trường Kinh doanh Harvard và một số trường, viện trực thuộc khác.
Ngoài ra, bản thân Harvard cũng thực hiện được nhiều khoản đầu tư sinh lời. Ví dụ điển hình là số cổ phần trường đại học này nắm giữ ở General Investment Account đã tăng từ 1,5 tỷ USD vào ngày 30/6/2013 lên mức 2,1 tỷ USD vào ngày 30/6/2014.
Một “con cưng” khác sản sinh ra doanh thu khổng lồ cho Harvard là Trường Kinh doanh Harvard (HBP). Hàng năm, đơn vị này thu được gần 200 triệu USD nhờ bán case study cho các trường học, công ty và một số đơn vị khác. Riêng trong năm 2014, HBP bán được 12 triệu bản case study cho các trường học, công ty và một số đơn vị khác. Giá bán lẻ giao động từ 9 – 15 USD/case study cơ bản, riêng các trường học sẽ được giảm giá. Doanh số bán case study thậm chí tăng nhanh hơn cả doanh số thuê bao đọc Harvard Business Review (một tạp chí trực thuộc trường).
Chỉ riêng doanh thu từ những khoản từ thiện của chính quyền liên bang và phi liên bang giảm 13 triệu USD (tương đương 2%) xuống còn 819 triệu USD trong năm tài chính 2014.
Tất cả những điều kể trên đã khiến “đế chế kinh doanh” Harvard trở nên hùng mạnh hơn bao giờ hết. Cụ thể, theo thống kê của Forbes, giá trị tài sản thuần của Harvard lên tới 43,2 tỷ USD (tính đến ngày 30/6/2014) khiến nó trở thành trường đại học giàu có nhất nước Mỹ.
Như vậy, nếu coi Harvard là một đất nước, nó thậm chí còn giàu có hơn 104 quốc gia trên thế giới.
Để đơn giản hơn, dưới đây là bảng so sánh của chúng tôi về một số chỉ
số chính giữa Harvard và Time Warner – một công ty hoạt động trong lĩnh
vực viễn thông và truyền thông của Mỹ:
Câu hỏi đặt ra là, nếu coi Harvard như một tập đoàn kinh doanh thì doanh thu của họ kiếm được chủ yếu từ đâu?
Nếu nhìn vào báo cáo tài chính năm 2014 của Harvard, có lẽ nhiều công ty trên thế giới phải thấy “hổ thẹn”. Cụ thể, tổng doanh thu hoạt động của trường trong năm tài chính 2014 tăng 5% lên mức 4,4 tỷ USD. Số tiền này đến chủ yếu từ những khoản quyên góp của các cá nhân và tổ chức, học phí…
Cũng trong năm 2014, mỗi sinh viên Harvard phải nộp khoản học phí lên tới 43.928 USD/năm và đây chính là nguồn thu không hề nhỏ của trường. Tổng cộng doanh thu từ học phí đã tăng gần 7% lên mức 878 triệu USD trong năm tài chính 2014. Đây được cho là kết quả của việc mở rộng thêm chương trình đào tạo và tăng số lượng học viên nhập học tại Trường Kinh doanh Harvard và một số trường, viện trực thuộc khác.
Ngoài ra, bản thân Harvard cũng thực hiện được nhiều khoản đầu tư sinh lời. Ví dụ điển hình là số cổ phần trường đại học này nắm giữ ở General Investment Account đã tăng từ 1,5 tỷ USD vào ngày 30/6/2013 lên mức 2,1 tỷ USD vào ngày 30/6/2014.
Một “con cưng” khác sản sinh ra doanh thu khổng lồ cho Harvard là Trường Kinh doanh Harvard (HBP). Hàng năm, đơn vị này thu được gần 200 triệu USD nhờ bán case study cho các trường học, công ty và một số đơn vị khác. Riêng trong năm 2014, HBP bán được 12 triệu bản case study cho các trường học, công ty và một số đơn vị khác. Giá bán lẻ giao động từ 9 – 15 USD/case study cơ bản, riêng các trường học sẽ được giảm giá. Doanh số bán case study thậm chí tăng nhanh hơn cả doanh số thuê bao đọc Harvard Business Review (một tạp chí trực thuộc trường).
Chỉ riêng doanh thu từ những khoản từ thiện của chính quyền liên bang và phi liên bang giảm 13 triệu USD (tương đương 2%) xuống còn 819 triệu USD trong năm tài chính 2014.
Tất cả những điều kể trên đã khiến “đế chế kinh doanh” Harvard trở nên hùng mạnh hơn bao giờ hết. Cụ thể, theo thống kê của Forbes, giá trị tài sản thuần của Harvard lên tới 43,2 tỷ USD (tính đến ngày 30/6/2014) khiến nó trở thành trường đại học giàu có nhất nước Mỹ.
Theo Trí Thức Trẻ