Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã “phô diễn” sức mạnh của mình trên phạm vi toàn cầu vào ngày 4/1...
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã “phô diễn” sức mạnh của
mình trên phạm vi toàn cầu vào ngày 4/1, khi các lệnh bán tháo ồ ạt trên
thị trường này khiến thị trường chứng khoán quốc tế có một sự khởi đầu
tồi tệ cho năm 2016.
Theo tờ Wall Street Journal, các nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc đã xả hàng trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2016 khi xuất hiện thêm những bằng chứng cho thấy nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới tiếp tục giảm tốc và Bắc Kinh sẵn sàng để đồng Nhân dân tệ giảm giá sâu hơn.
Đà giảm của thị trường được đẩy mạnh hơn khi xuất hiện những dự báo cho rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ sớm ngừng các biện pháp hỗ trợ thị trường. Việc triển khai thiết bị ngắt mạch để ngừng giao dịch khi các chỉ số biến động 5-7% cũng khiến tâm lý của giới đầu tư chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Có thể thấy, hầu hết các nhân tố dẫn tới phiên bán tháo này của chứng khoán Trung Quốc không phải là mới. Nhưng điều khiến giới phân tích ngạc nhiên chính là ảnh hưởng của diễn biến chứng khoán Trung Quốc đối với phần còn lại của thế giới.
Vào mùa hè 2015, phải mất vài tuần sau khi chứng khoán Trung Quốc “đổ đèo” thị trường thế giới mới có phản ứng. Nhưng ngày 4/1, chỉ một phiên sụt giảm tại một thị trường có độ biến động cao thường xuyên như Trung Quốc cũng đủ sức khiến chứng khoán toàn cầu trượt dốc theo.
Tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones chốt phiên với mức giảm 1,6%, trong khi S&P 500 giảm 1,5%.
Nỗi lo tăng trưởng, tỷ giá
“Ngày hôm nay đúng là một tình huống không thể lường trước”, ông Leo Gao, nhà quản lý quỹ Greenwoods Asset Management ở Thượng Hải, nói về sự giảm điểm của thị trường. “Cổ phiếu đã bị bán tháo vì sự hoảng loạn hơn là vì bất kỳ một điều gì khác”.
Chốt phiên ngày 5/1, chỉ số Shanghai Composite Index của thị trường Thượng Hải mất 6,9% số điểm, đánh dấu phiên giao dịch “đen tối” nhất kể từ đợt suy sụp của thị trường vào mùa hè 2015. Thiết bị ngắt mạch tự động được kích hoạt khi thị trường giảm quá mức cho phép, khiến thị trường phải ngừng giao dịch vào đầu giờ chiều.
Nhân tố được cho là trực tiếp khiến các nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc ồ ạt đặt lệnh bán là chỉ số sản xuất công nghiệp của nước này giảm tháng thứ 10 liên tiếp.
Số liệu này được công bố giữa lúc giới đầu tư vốn dĩ đã nặng gánh lo âu về tình trạng của nền kinh tế lớn nhất châu Á. Trong tháng 1 này, Trung Quốc sẽ công bố mức tăng trưởng GDP của năm 2015 và nhiều khả năng con số sẽ thấp hơn mục tiêu 7%. Nếu vậy, đây sẽ là mức tăng thấp nhất của kinh tế Trung Quốc trong 25 năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc sẽ chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 6,5% cho năm 2016.
Một mối lo khác là đồng tiền đang ngày càng mất giá của Trung Quốc. Phiên hôm qua, đồng Nhân dân tệ đã lập mức đáy mới của gần 5 năm. Kỳ vọng đồng Nhân dân tệ mất giá sâu hơn là một nhân tố khiến người Trung Quốc tìm cách chuyển tiền ra nước ngoài, và điều này khiến đà giảm giá của đồng tiền này càng bị đẩy nhanh.
Trên thực tế, đồng Nhân dân tệ đã liên tục mất giá trong nhiều tháng trở lại đây. Giới giao dịch tiền tệ cho rằng, trong quá trình đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã can thiệp để ngăn không cho đồng nội tệ giảm giá quá nhanh. Tuy nhiên, sự can thiệp này có vẻ không diễn ra trong phiên ngày 4/1.
“Thị trường rất ngạc nhiên khi Trung Quốc không hề ra tay hạn chế sự mất giá của đồng Nhân dân tệ”, ông Mitul Kotecha, trưởng bộ phận chiến lược lãi suất và ngoại hối khu vực châu Á của ngân hàng Barclays, nhận định.
Thiết bị ngắt mạch cũng là “thủ phạm”?
Một nhân tố khác khiến chứng khoán Trung Quốc sụt “kinh hoàng” ngày 4/1 là những đồn đoán cho rằng vào cuối tuần này, Bắc Kinh sẽ chấm dứt lệnh cấm bán ra cổ phiếu đối với các cổ đông lớn. Trong đợt chao đảo mạnh của thị trường vào mùa hè 2015, cơ quan chức năng Trung Quốc đã tung những biện pháp chưa từng có tiền lệ, trong đó có việc cấm cổ đông lớn của các doanh nghiệp niêm yết bán ra cổ phiếu trong vòng 6 tháng.
Ở một thị trường chứng khoán mà giới đầu cơ “lướt sóng” chiếm số đông như ở Trung Quốc, những thông tin như vậy có tác động rất lớn. Các nhà đầu tư thường mua mạnh khi có tin Chính phủ muốn thị trường tăng điểm, và bán mạnh khi giá cổ phiếu có chiều hướng giảm.
Việc triển khai thiết bị ngắt mạch cũng khiến độ “hoảng loạn” của giới đầu tư được đẩy cao hơn. Thiết bị này đã được kích hoạt ngay sau giờ nghỉ trưa, khi thị trường giảm 5%. Sau 15 phút tạm ngưng, thị trường giao dịch trở lại. Tuy nhiên, mức giảm được đẩy lên 7% chỉ sau vài phút, khiến thiết bị ngắt mạch lại được kích hoạt lần nữa, buộc thị trường phải đóng cửa cho tới hết ngày.
“Thiết bị ngắt mạch thực sự đã tạo ra một vòng xoáy giảm điểm” khi nhà đầu tư nào cũng muốn thoát hàng trước người khác - ông Hao Hong, Giám đốc ngân hàng Bank of Communications, nhận xét. “Việc áp dụng một hệ thống như vậy khiến việc bán tháo trở nên tồi tệ hơn”.
Khi công bố thiết bị ngắt mạch mới này vào tháng 12, cơ quan chức năng Trung Quốc nói thiết bị nhằm giúp thị trường “hạ nhiệt để ngăn sự lan rộng của tâm lý hoảng loạn”.
Trong phiên này, hơn 1.200 cổ phiếu niêm yết tại Thượng Hải và Thẩm Quyến, tương đương hơn 42% số cổ phiếu niêm yết, sụt giảm kịch sàn 10%.
Tuy nhiên, các nhà quan sát nói rằng phiên sụt giảm này ít có khả năng dẫn tới một đợt chao đảo của chứng khoán Trung Quốc như mùa hè năm ngoái. Điểm khác biệt của lần này là giới đầu tư chứng khoán Trung Quốc đã cắt giảm việc vay nợ để mua cổ phiếu.
So với mức đỉnh điểm 2,3 nghìn tỷ Nhân dân tệ vào tháng 6/2015, mức vay ký quỹ chứng khoán chính thức tại thị trường Trung Quốc đại lục đã giảm hơn 17%.
Theo tờ Wall Street Journal, các nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc đã xả hàng trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2016 khi xuất hiện thêm những bằng chứng cho thấy nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới tiếp tục giảm tốc và Bắc Kinh sẵn sàng để đồng Nhân dân tệ giảm giá sâu hơn.
Đà giảm của thị trường được đẩy mạnh hơn khi xuất hiện những dự báo cho rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ sớm ngừng các biện pháp hỗ trợ thị trường. Việc triển khai thiết bị ngắt mạch để ngừng giao dịch khi các chỉ số biến động 5-7% cũng khiến tâm lý của giới đầu tư chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Có thể thấy, hầu hết các nhân tố dẫn tới phiên bán tháo này của chứng khoán Trung Quốc không phải là mới. Nhưng điều khiến giới phân tích ngạc nhiên chính là ảnh hưởng của diễn biến chứng khoán Trung Quốc đối với phần còn lại của thế giới.
Vào mùa hè 2015, phải mất vài tuần sau khi chứng khoán Trung Quốc “đổ đèo” thị trường thế giới mới có phản ứng. Nhưng ngày 4/1, chỉ một phiên sụt giảm tại một thị trường có độ biến động cao thường xuyên như Trung Quốc cũng đủ sức khiến chứng khoán toàn cầu trượt dốc theo.
Tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones chốt phiên với mức giảm 1,6%, trong khi S&P 500 giảm 1,5%.
Nỗi lo tăng trưởng, tỷ giá
“Ngày hôm nay đúng là một tình huống không thể lường trước”, ông Leo Gao, nhà quản lý quỹ Greenwoods Asset Management ở Thượng Hải, nói về sự giảm điểm của thị trường. “Cổ phiếu đã bị bán tháo vì sự hoảng loạn hơn là vì bất kỳ một điều gì khác”.
Chốt phiên ngày 5/1, chỉ số Shanghai Composite Index của thị trường Thượng Hải mất 6,9% số điểm, đánh dấu phiên giao dịch “đen tối” nhất kể từ đợt suy sụp của thị trường vào mùa hè 2015. Thiết bị ngắt mạch tự động được kích hoạt khi thị trường giảm quá mức cho phép, khiến thị trường phải ngừng giao dịch vào đầu giờ chiều.
Nhân tố được cho là trực tiếp khiến các nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc ồ ạt đặt lệnh bán là chỉ số sản xuất công nghiệp của nước này giảm tháng thứ 10 liên tiếp.
Số liệu này được công bố giữa lúc giới đầu tư vốn dĩ đã nặng gánh lo âu về tình trạng của nền kinh tế lớn nhất châu Á. Trong tháng 1 này, Trung Quốc sẽ công bố mức tăng trưởng GDP của năm 2015 và nhiều khả năng con số sẽ thấp hơn mục tiêu 7%. Nếu vậy, đây sẽ là mức tăng thấp nhất của kinh tế Trung Quốc trong 25 năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc sẽ chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 6,5% cho năm 2016.
Một mối lo khác là đồng tiền đang ngày càng mất giá của Trung Quốc. Phiên hôm qua, đồng Nhân dân tệ đã lập mức đáy mới của gần 5 năm. Kỳ vọng đồng Nhân dân tệ mất giá sâu hơn là một nhân tố khiến người Trung Quốc tìm cách chuyển tiền ra nước ngoài, và điều này khiến đà giảm giá của đồng tiền này càng bị đẩy nhanh.
Trên thực tế, đồng Nhân dân tệ đã liên tục mất giá trong nhiều tháng trở lại đây. Giới giao dịch tiền tệ cho rằng, trong quá trình đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã can thiệp để ngăn không cho đồng nội tệ giảm giá quá nhanh. Tuy nhiên, sự can thiệp này có vẻ không diễn ra trong phiên ngày 4/1.
“Thị trường rất ngạc nhiên khi Trung Quốc không hề ra tay hạn chế sự mất giá của đồng Nhân dân tệ”, ông Mitul Kotecha, trưởng bộ phận chiến lược lãi suất và ngoại hối khu vực châu Á của ngân hàng Barclays, nhận định.
Thiết bị ngắt mạch cũng là “thủ phạm”?
Một nhân tố khác khiến chứng khoán Trung Quốc sụt “kinh hoàng” ngày 4/1 là những đồn đoán cho rằng vào cuối tuần này, Bắc Kinh sẽ chấm dứt lệnh cấm bán ra cổ phiếu đối với các cổ đông lớn. Trong đợt chao đảo mạnh của thị trường vào mùa hè 2015, cơ quan chức năng Trung Quốc đã tung những biện pháp chưa từng có tiền lệ, trong đó có việc cấm cổ đông lớn của các doanh nghiệp niêm yết bán ra cổ phiếu trong vòng 6 tháng.
Ở một thị trường chứng khoán mà giới đầu cơ “lướt sóng” chiếm số đông như ở Trung Quốc, những thông tin như vậy có tác động rất lớn. Các nhà đầu tư thường mua mạnh khi có tin Chính phủ muốn thị trường tăng điểm, và bán mạnh khi giá cổ phiếu có chiều hướng giảm.
Việc triển khai thiết bị ngắt mạch cũng khiến độ “hoảng loạn” của giới đầu tư được đẩy cao hơn. Thiết bị này đã được kích hoạt ngay sau giờ nghỉ trưa, khi thị trường giảm 5%. Sau 15 phút tạm ngưng, thị trường giao dịch trở lại. Tuy nhiên, mức giảm được đẩy lên 7% chỉ sau vài phút, khiến thiết bị ngắt mạch lại được kích hoạt lần nữa, buộc thị trường phải đóng cửa cho tới hết ngày.
“Thiết bị ngắt mạch thực sự đã tạo ra một vòng xoáy giảm điểm” khi nhà đầu tư nào cũng muốn thoát hàng trước người khác - ông Hao Hong, Giám đốc ngân hàng Bank of Communications, nhận xét. “Việc áp dụng một hệ thống như vậy khiến việc bán tháo trở nên tồi tệ hơn”.
Khi công bố thiết bị ngắt mạch mới này vào tháng 12, cơ quan chức năng Trung Quốc nói thiết bị nhằm giúp thị trường “hạ nhiệt để ngăn sự lan rộng của tâm lý hoảng loạn”.
Trong phiên này, hơn 1.200 cổ phiếu niêm yết tại Thượng Hải và Thẩm Quyến, tương đương hơn 42% số cổ phiếu niêm yết, sụt giảm kịch sàn 10%.
Tuy nhiên, các nhà quan sát nói rằng phiên sụt giảm này ít có khả năng dẫn tới một đợt chao đảo của chứng khoán Trung Quốc như mùa hè năm ngoái. Điểm khác biệt của lần này là giới đầu tư chứng khoán Trung Quốc đã cắt giảm việc vay nợ để mua cổ phiếu.
So với mức đỉnh điểm 2,3 nghìn tỷ Nhân dân tệ vào tháng 6/2015, mức vay ký quỹ chứng khoán chính thức tại thị trường Trung Quốc đại lục đã giảm hơn 17%.
(Vneconomy)